TÌM HIỂU LỊCH SỬ NHỮNG CHIẾC TÀU CHIẾN ĐI VÀO HUYỀN THOẠI – PHẦN I
1. Mô hình tàu HMS Victory
HMS Victory là một tàu chiến tuyến mang 104 khẩu pháo của Hải quân Hoàng gia Anh. Nó được đặt lườn năm 1759 và được hạ thuỷ trong năm 1765.
HMS Victory nổi tiếng nhờ vai trò là kỳ hạm của mình trong trận đại chiến ở Trafalgar dưới sự chỉ huy của Huân tước Nelson với quân đội đệ nhất đế chế Pháp. Nó cũng từng là kỳ hạm dưới thời Keppel tại Ushant, kỳ hạm của Howe tại Cape Spartel và của Jervis ở Cape St Vincent. Sau 1824, nó trở thành một con tàu cảng.
Năm 1922, HMS Victory được chuyển tới một bến tàu tại Portsmouth, Anh, và được bảo quản như một tàu bảo tàng. Nó tiếp tục là soái hạm của Second Sea Lord và là con tàu hải quân lâu đời nhất vẫn còn ở hoạt động.
2. Mô hình tàu Friesland
Tàu Friesland được đóng tại Hà Lan vào năm 1663. Với trang bị 80 khẩu súng, Friesland là chiếc tàu chiến hạng hai trong đội tàu vĩ đại của xứ sở hoa tulip.
Friesland tham chiến lần đầu vào năm 1672 trong trận Solebay, dưới sự chỉ huy của đô đốc De Ruyter cùng với 77 chiếc tàu khác.
Vốn là một chiếc tàu chiến, nhưng Friesland lại nổi tiếng bởi vẻ đẹp thanh thoát của những chi tiết trang trí ở phần đuôi tàu, cùng với kiến trúc mái tuyệt đẹp của boong tàu.
3. Mô hình tàu USS Constitution
USS Constitution là một tàu khu trục hạng nặng bằng gỗ, gồm ba cột buồm, của hải quân Hoa Kỳ. Được đặt tên bởi tổng thống George Washington theo tên của Hiến pháp Hoa Kỳ, nó là chiến hạm hiện dịch xưa nhất trên thế giới của hải quân được ủy nhiệm.
Ra mắt năm 1797, Constitution là một trong sáu tàu khu trục nhỏ ban đầu được xây dựng theo ủy quyền của Đạo luật Hải quân năm 1794. Joshua Humphreys được bổ nhiệm thiết kế các tàu chiến chủ lực của lực lượng Hải quân Hoa Kỳ non trẻ, và vì vậy Constitution và các chị em của nó lớn hơn và được trang bị đầy đủ hơn so với tiêu chuẩn của các tàu khu trục khác thời kỳ này.
Được đóng tại Boston tại xưởng đóng tàu Edmund Hartt, nhiệm vụ đầu tiên của Constitution là bảo vệ các tàu buôn Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Quasi với Pháp và tiêu diệt những tên cướp biển khét tiếng Babary trong cuộc chiến tranh Barbary lần thứ nhất.
Constitution nổi tiếng về các hành động trong chiến tranh năm 1812 chống lại Anh Quốc, khi nó đã bắt giữ nhiều tàu buôn và đánh bại nhiều tàu chiến của Anh khác như HMS Guerriere, Java, Pictou, Cyane và Levant. Trận chiến với Guerriere đem đến cho nó biệt danh "Old Constitution" và công chúng yêu mến đã nhiều lần cứu nó khỏi bị phá dỡ.
Nó đã tiếp tục phục vụ tích cực cho quốc gia như một soái hạm tại Địa Trung Hải và châu Phi, và đi vòng quang thế giới năm 1840. Trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ, nó từng là tàu đào tạo cho Học viện Hải quân Hoa Kỳ và từng tham gia triển lãm công nghiệp và nghệ thuật tại Paris năm 1878.
4. Mô hình tàu Sovereign of The Seas
Để hoàn thành chiếc Svereign of The Seas, Charles Đệ nhất đã ném vào đó xấp xỉ 9,5 triệu bảng Anh ngày nay.
Đó chính là một trong những cú "hích" quan trọng dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính của vua Charles và kéo theo sau đó là cuộc nội chiến ở nước Anh.
Từ tháng 1 năm 1631, vua Charles Đệ nhất của nước Anh xúc tiến một loạt thỏa thuận bí mật với Tây Ban Nha nhắm kiềm chế sức mạnh trên biển của Hà Lan. Ông đã thực hiện một chương trình cải cách hải quân quy mô lớn với việc xây dựng các chiến thuyền khổng lồ, nổi tiếng nhất trong đó chính là chiếc Sovereign of The Seas.
Sovereign of The Seas được Peter Pett thiết kế với chiều dài 71,45m, chiều rộng 14,8m và chiều cao 71.45m. Tàu Sovereign được coi là chiếc tàu lớn nhất vào thời điểm lúc bấy giờ. Nó được biết đến với một cái tên rất nổi tiếng “Vàng của quỷ”.
Theo chỉ thị của Charles Đệ nhất, Sovereign of The Seas được hạ thủy lần đầu tiên vào ngày 13 tháng 10 năm 1637 với 102 khẩu súng đồng (thay vì 90 khẩu như thiết kế ban đầu) và trở thành chiến thuyền được vũ trang mạnh nhất thế giới.
Đứng ở góc độ một chiếc tàu chiến mà nói, sự xa xỉ của Sovereign of The Seas thật sự "quái gở". Mọi chi tiết của Sovereign, từ đuôi tàu đến cột buồm, tất cả đều được trang trí với những họa tiết mạ vàng lộng lẫy.
Để hoàn thành được Svereign of The Seas, Charles Đệ nhất đã ném vào đó một khoản kinh phí khổng lồ - xấp xỉ 9,5 triệu bảng Anh ngày nay. Chuyến tiêu pha này chính là một trong những cú "hích" quan trọng dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính của vua Charles và kéo theo sau đó là cuộc nội chiến ở nước Anh.
Trong suốt cuộc đời chinh chiến của mình, Sovereign of The Seas đã trải qua nhiều trận hải chiến đẫm máu. Trong chiến tranh Anh - Hà Lan lần một, thống đốc Hà Lan đã treo giải 3.000 đồng guilder cho ai phá hủy được chiếc Sovereign.
Sang thời đại của William Đệ tam, Sovereign of The Seas trở nên cũ kỹ và yếu đi. Nó được neo tại cảng Chatham. Năm 1696, sau hơn 60 năm tung hoành qua các trận chiến, tàu đã gặp một sự cố đáng tiếc.
Ngày 27 tháng 1 năm 1969, các đầu bếp đã đốt nến trên tàu tại khu vực của mình. Không may các ngọn nến bị đổ và trong phút chốc chiến Sovereign of The Seas bùng cháy. Các thủy thủ đã không thể dập tắt được ngọn lửa và họ đành bất lực đứng nhìn toàn bộ thân tàu bị lửa thiêu rụi và chìm xuống đáy bến cảng.
Mặc dù không còn nữa nhưng những chiến tích trong quá khứ của tàu Sovereign of The Seas vẫn được lưu truyền và nhiều chiến thuyền sau đó đã được đặt tên HMS Royal Sovereign như một sự tưởng niệm, và một sự tự hào trong lòng những con người xứ sở sương mù.
Mỹ Nghệ Việt – Chuyên cung cấp hàng thủ công mỹ nghệ đặc sắc và tinh xảo
Hotline: 0903 30 9989 – 1900 63 60 76
Showroom: Số 4 - Đường 19 – P.An Phú – Quận 2 – HCM
Xem tiếp: TÌM HIỂU LỊCH SỬ NHỮNG CHIẾC TÀU CHIẾN ĐI VÀO HUYỀN THOẠI – PHẦN II